CÂU CHUYỆN...

Trong một khu vườn nhỏ vào một buổi sớm nọ, Cà Chua Non cựa mình mở mắt chào mặt trời.“Chào con, bé yêu của mẹ!” - Cà Chua Mẹ đặt một nụ hôn âu yếm lên trán của Cà Chua Non. “Chào mừng con đến với Khu vườn Cuộc Sống!” - Cà Chua Bố vẫy vẫy những chiếc lá xanh của ông dưới ánh nắng của buổi sớm mai một cách đầy hân hoan. 

Cà Chua Non dụi đầu vào vòng tay ấm áp của bố mẹ và bắt đầu ngước nhìn vạn vật xung quanh mình. Ồ, trong Khu vườn Cuộc Sống có thật nhiều loài hoa trái. Kìa là những quả dừa cứng cáp, kìa là những quả mãng cầu vỏ xù xì, kìa là những chùm đu đủ đông đúc treo trĩu cành. “Mọi thứ xung quanh mới to lớn làm sao, còn con thì bé nhỏ thế này. Liệu mọi người trong khu vườn có yêu quý con không?” - Cà Chua Non chớp mắt đầy lo lắng. “

...đến sự ra đời và triết lý hoạt động

Câu chuyện ngụ ngôn trên thường được dùng để kể cho trẻ nhỏ. Nhưng khi nghiền ngẫm những ý tứ của nó, hẳn mỗi người lớn chúng ta cũng gợi lên không ít suy nghĩ. Là những bậc làm cha làm mẹ, ai cũng mong mỏi con cái mình sẽ được phát triển thật cân bằng, hài hòa cả trong lẫn ngoài như “triết lý cà chua” trong câu chuyện trên. Những tưởng khi kinh tế phát triển hơn, xã hội dư thừa vật chất hơn thì không khó để đạt được điều đó; nhưng thực tế lại như đang chứng minh điều ngược lại. Áp lực học tập ngày càng căng thẳng khiến các em phải dành phần lớn tuổi thơ để vật lộn cùng bài vở mà ít có thời gian để khám phá bản thân, khám phá thế giới xung quanh. Trong khi đó, nhiều bậc cha mẹ chỉ có thể lo cho con được đủ đầy về cái ăn cái mặc, còn những gì quan trọng hơn như trí tuệ, tâm hồn, tình cảm, kỹ năng sống… thì dẫu rất muốn cũng khó lòng chăm chút nổi. Và rồi, không ít các em lớn lên trong trạng thái “đỏ vỏ xanh lòng”: năng lực trí tuệ chưa chắc tương đồng với kết quả học tập ở trường; sự thành công ở trường lớp chưa chắc đảm bảo cho sự thành công khi ra ngoài xã hội; và sự thông minh về trí tuệ chưa chắc tương đồng với sự nhạy bén về cảm xúc, tâm hồn… Có nhiều lý do: nhịp sống gấp gáp bận rộn khiến thời gian cha mẹ dành cho con cái ngày càng hạn hẹp; hoặc cha mẹ không thiếu thời gian nhưng lại loay hoay không biết phải làm thế nào cho đúng. Nhận thấy thực tế đó, Trường MG H'Ra đã ra đời với mong muốn trở thành một “cánh tay phải” của gia đình trong việc nuôi dạy các em và là “chiếc cầu nối” giúp lấp đầy những khoảng trống mà việc giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội chưa chạm tới được.